Feedback for me
Đề thi thử học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 13
Đề thi thử học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 13
Progress:
0%
0%
Previous
Next
Đề thi thử học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 13
Group 1
Hai cột
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
1
Câu 1: Miền Bắc nước ta có đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới bao nhiêu m?
A
A. 400 – 500
B
B. 500 – 600
C
C. 600 – 700
D
D. 700 – 800
2
Câu 2: Miền nào đã cho dưới đây ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
B
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
C
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ
D
D. Cả nước
3
Câu 3: Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
B
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng
C
C. bão lũ, trượt lở đất
D
D. hạn hán, bão, lũ
4
Câu 4: Dãy núi nào dưới đây là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?
A
A. Hoàng Liên Sơn
B
B. Ngọc Linh
C
C. Pu Sam Sao
D
D. Trường Sơn Bắc
5
Câu 5: Biện pháp nào đã cho sau đây về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?
A
A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư
B
B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp
C
C. Trồng cây theo băng
D
D. Bảo vệ rừng và đất rừng
6
Câu 6: Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến biện pháp nào sau đây?
A
A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí
B
B. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất
C
C. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất
D
D. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất
7
Câu 7: Sức ép dân số lên tài nguyên nước ta thể hiện rõ nhất ở loại tài nguyên nào dưới đây?
A
A. Tài nguyên rừng
B
B. Tài nguyên đất
C
C. Tài nguyên biển
D
D. Tài nguyên khoáng sản
8
Câu 8: Hãy chọn đặc điểm không phù hợp với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?
A
A. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI
B
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc
C
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X
D
D. Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta
9
Câu 9: Hoạt động sản xuất trong mùa vụ nào chịu ảnh hưởng của ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
A
A. đông xuân
B
B. hè thu
C
C. mùa
D
D. xuân hè
10
Câu 10: Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh nào sau đây?
A
A. Ninh Thuận
B
B. Khánh Hòa
C
C. Đà Nẵng
D
D. Phú Yên
11
Câu 11: Loại khoáng sản nào dưới đây mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông?
A
A. vàng
B
B. sa khoáng
C
C. titan
D
D. dầu mỏ, khí đốt
12
Câu 12: Dầu mỏ, khí đốt có ở vùng biển nào của nước ta?
A
A. Bắc Trung Bộ
B
B. Đồng bằng sông Hồng
C
C. Đông Nam Bộ
D
D. Tây Nguyên
13
Câu 13: Vùng biển nào sau đây ở nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối?
A
A. Bắc Bộ
B
B. Bắc Trung Bộ
C
C. Nam Trung Bộ
D
D. Nam Bộ
14
Câu 14: Tại sao hằng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn?
A
A. Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
B
B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi
C
C. Có nhiệt độ cao quanh năm
D
D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng
15
Câu 15: Nguyên nhân nào đã cho sau đây làm tăng cường độ ẩm ở nước ta?
A
A. các khối khí di chuyển qua biển
B
B. lượng mưa trung bình năm cao
C
C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
D
D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang
16
Câu 16: Những nơi nào ở nước ta có lượng mưa lớn nhất?
A
A. Các đồng bằng châu thổ
B
B. Các đồng bằng ven biển miền Trung
C
C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
D
D. Các thung lung giữa núi
17
Câu 17: Đâu là hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc?
A
A. Sông Hồng
B
B. Sông Kì Cùng- Bằng Giang
C
C. Sông Mê Công
D
D. Sông Thái Bình
18
Câu 18: Khu vực nào diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất?
A
A. đồng bằng
B
B. trung du
C
C. miền núi
D
D. ven biển
19
Câu 19: Nêu đặc điểm của hình dạng lãnh thổ của nước ta kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm ra sao?
A
A. phân hóa đa dạng
B
B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam
C
C. phân hóa Đông – Tây
D
D. phân hóa theo độ cao
20
Câu 20: Đới rừng nào là cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A
A. cận nhiệt đới gió mùa
B
B. ôn đới gió mùa
C
C. nhiệt đới gió mùa
D
D. cận xích đạo gió mùa
21
Câu 21: Đặc điểm nào đã cho sau đây đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
B
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
C
C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
D
D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
22
Câu 22: Yếu tố nào quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A
A. vị trí địa lí
B
B. vai trò của biển Đông
C
C. sự hiện diện của các khối khí
D
D. hình dạng lãnh thổ
23
Câu 23: Hãy cho biết sông nào không thuộc chín hệ thống sông lớn của nước ta?
A
A. Sông Hồng
B
B. Sông Mã
C
C. Sông Thu Bồn
D
D. Sông Gianh
24
Câu 24: Thuận lợi nào không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng
B
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm
D
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố
25
Câu 25: Nêu vị trí địa lí của nước ta?
A
A. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B
B. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
C
C. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
D
D. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
26
Câu 26: Nhân tố nào đã cho sau đây là quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta?
A
A. Hoạt động của gió mùa
B
B. Ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn
C
C. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
D
D. Địa hình 3/4 là đồi núi
27
Câu 27: Hệ quả nào dưới đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi?
A
A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông
B
B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi
C
C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp
D
D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi
28
Câu 28: Lí do nào mà feralit là loại đất chính ở Việt Nam?
A
A. có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ
B
B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
C
C. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa
D
D. trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt
29
Câu 29: Vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào ở nước ta?
A
A. Thanh Hóa
B
B. Quảng Bình
C
C. Lâm Đồng
D
D. Nghệ An
30
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A
A. Hẹp ngang
B
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn
D
D. Được hình thành chủ yếu do các sông bồi đắp
31
Câu 31: Đâu là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
A
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B
B. dãy Hoành Sơn
C
C. sông Cả
D
D. dãy Bạch Mã
32
Câu 32: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
A
A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên
B
B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch
C
C. Diện tích 40 000 km²
D
D. Có hệ thống đê sông và đê biển
33
Câu 33: Tỉnh nào sau đây của nước ta giáp biển?
A
A. Quảng Ninh
B
B. Hà Giang
C
C. Điện Biên
D
D. Sơn La
34
Câu 34: Mùa bão nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A
A. từ tháng IV đến tháng IX
B
B. từ tháng V đến tháng XI
C
C. từ tháng VI đến tháng XI
D
D. từ tháng VII đến tháng XII
35
Câu 35: Đâu là ý nghĩa to lớn của rừng đối với tài nguyên môi trường?
A
A. cung cấp gỗ, củi
B
B. tài nguyên du lịch
C
C. cân bằng sinh thái
D
D. cung cấp dược liệu
36
Câu 36: Tại sao vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng?
A
A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
B
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển
C
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu
D
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a
37
Câu 37: Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?
A
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
B
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình
C
C. Quảng Trị và Quảng Bình
D
D. Thanh Hóa và Nghệ An
38
Câu 38: Lí do nào làm cho khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn?
A
A. vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung
B
B. nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh
C
C. sông lớn và dài, nước chảy quanh năm
D
D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi
39
Câu 39: Khi vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành hướng nào?
A
A. Đông bắc
B
B. Đông nam
C
C. Tây bắc
D
D. Bắc
40
Câu 40: Đâu là đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A
A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh
B
B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam
C
C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh
D
D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt
00
:
00
:
00
Submit
Thứ tự câu hỏi
Đề thi thử học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 13