Feedback for me
Đề thi thử giữa học kỳ 2 môn Lịch Sử lớp 11 online - Mã đề 08
Đề thi thử giữa học kỳ 2 môn Lịch Sử lớp 11 online - Mã đề 08
Progress:
0%
0%
Previous
Next
Đề thi thử giữa học kỳ 2 môn Lịch Sử lớp 11 online - Mã đề 08
Group 1
Hai cột
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
1
Câu 1: Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
B
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D
D. Nhân dân các nước thuộc địa.
2
Câu 2: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là:
A
A. Lưu Vĩnh Phúc.
B
B. Hoàng Diệu.
C
C. Nguyễn Tri Phương.
D
D. Hoàng Tá Viêm.
3
Câu 3: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:
A
A. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng .
B
B. hương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.
C
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.
D
D. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.
4
Câu 4: Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi
A
A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
B
B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.
C
C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.
D
D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
5
Câu 5: Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
A
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B
B. Duy tân để phát triển đất nước
C
C. Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc
D
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
6
Câu 6: Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
A
A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
B
B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập
C
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa
D
D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa
7
Câu 7: Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
A
A. Duy tân
B
B. Đông du
C
C. Bạo động chống Pháp
D
D. “Chấn hưng nội hóa”
8
Câu 8: Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là
A
A. Phan Thanh Giản
B
B. Vua Hàm Nghi
C
C. Tôn Thất Thuyết
D
D. Nguyễn Văn Tường
9
Câu 9: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A
A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
B
B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
C
C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
D
D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
10
Câu 10: Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
A
A. Tôn Thất Thuyết.
B
B. Phan Đình Phùng.
C
C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
D
D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
11
Câu 11: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là
A
A. Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc
B
B. Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập
C
C. Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động
D
D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
12
Câu 12: Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?
A
A. Đấu tranh vũ trang.
B
B. Đấu tranh chính trị.
C
C. Đấu tranh nghị trường.
D
D. Bạo động và ám sát cá nhân
13
Câu 13: Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
A
A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước
B
B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu
C
C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực
D
D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước
14
Câu 14: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là
A
A. Gácniê
B
B. Bôlaéc
C
C. Rivie
D
D. Rơve
15
Câu 15: Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
B
B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành
C
C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì
D
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
16
Câu 16: Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A
A. Nông dân
B
B. Công nhân
C
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ
D
D. Sĩ phu phong kiến yêu nước
17
Câu 17: Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?
A
A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa
B
B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
C
C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905)
D
D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam
18
Câu 18: Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?
A
A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp
B
B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp
C
C. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo
D
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy
19
Câu 19: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C
C. Hiệp ước Hác măng
D
D. Hiệp ước Patơnốt
20
Câu 20: Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B
B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
C
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
D
D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
21
Câu 21: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?
A
A. Triều đình đã chủ động đầu hàng
B
B. Tương quan lực lượng chênh lệch
C
C. Sự sai lầm trong cách đánh giặc
D
D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân
22
Câu 22: Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?
A
A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì
B
B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng
C
C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì
D
D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam
23
Câu 23: Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A
A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
B
B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
C
C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
D
D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
24
Câu 24: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
A
A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh
B
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
C
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
25
Câu 25: Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế
B
B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
C
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương
D
D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt
26
Câu 26: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?
A
A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
B
B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
C
C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
D
D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ dấu tranh.
27
Câu 27: Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã?
A
A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn
B
B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước
C
C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước
D
D. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
28
Câu 28: Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A
A. Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản
B
B. Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.
C
C. Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại- thời kì châu Á thức tỉnh
D
D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam
29
Câu 29: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là
A
A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng
B
B. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm
C
C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm
D
D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc
30
Câu 30: Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là
A
A. Bạo động toàn dân
B
B. Bạo động có sự chuẩn bị
C
C. Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị
D
D. Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài
31
Câu 31: Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A
A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ
B
B. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871
C
C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa
D
D. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc
32
Câu 32: Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?
A
A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp
B
B. Độc chiếm con đường sông Hồng
C
C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì
D
D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa
33
Câu 33: Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?
A
A. Do sự thay đổi địa giới hành chính của người Pháp
B
B. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội
C
C. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội
D
D. Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn
34
Câu 34: Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?
A
A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự.
B
B. Đầu hàng, giai nộp thành.
C
C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống.
D
D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.
35
Câu 35: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C
C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
D
D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
36
Câu 36: Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?
A
A. Gácniê
B
B. Rivie
C
C. Cuốcbê
D
D. Đuypuy
37
Câu 37: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của
A
A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực
B
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc
C
C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực
D
D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc
38
Câu 38: Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)
A
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C
C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D
D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.
39
Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
C
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
40
Câu 40: Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
A
A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
B
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
00
:
00
:
00
Submit
Thứ tự câu hỏi
Đề thi thử giữa học kỳ 2 môn Lịch Sử lớp 11 online - Mã đề 08