Feedback for me
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lý lớp 10 online - Mã đề 08
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lý lớp 10 online - Mã đề 08
Progress:
0%
0%
Previous
Next
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lý lớp 10 online - Mã đề 08
Group 1
Hai cột
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
1
Câu 1: Địa lí học gồm có những dạng nào?
A
A. kinh tế đô thị và địa chất học
B
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học
C
C. bản đồ học và kinh tế - xã hội
D
D. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên
2
Câu 2: Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về điều gì?
A
A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp
B
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu
C
C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất
D
D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương
3
Câu 3: Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về những yếu tố nào?
A
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
B
B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất
C
C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất
D
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
4
Câu 4: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò gì?
A
A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ
B
B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội
C
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ
D
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra
5
Câu 5: Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề gì?
A
A. Kĩ sư trắc địa
B
B. Quản lí đất đai
C
C. Quản lí xã hội
D
D. Quản lí đô thị
6
Câu 6: Địa lí có những đóng góp giá trị cho những lĩnh vực nào?
A
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
B
B. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ
C
C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế
D
D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng
7
Câu 7: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp gì?
A
A. kí hiệu theo đường
B
B. đường chuyển động
C
C. bản đồ - biểu đồ
D
D. chấm điểm
8
Câu 8: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng nào?
A
A. tập trung thành vùng rộng lớn
B
B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
C
C. di chuyển theo các hướng bất kì
D
D. phân bố theo những điểm cụ th
9
Câu 9: Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A
A. đường chuyển động
B
B. chấm điểm
C
C. kí hiệu
D
D. bản đồ - biểu đồ
10
Câu 10: Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A
A. kí hiệu
B
B. chấm điểm
C
C. bản đồ - biểu đồ
D
D. đường chuyển động
11
Câu 11: Phát biểu nào không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng
B
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
C
C. Xác định được vị trí của đối tượng
D
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng
12
Câu 12: Dạng kí hiệu nào dưới đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A
A. Tượng hình
B
B. Hình học
C
C. Điểm
D
D. Chữ
13
Câu 13: Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?
A
A. Bản đồ kinh tế
B
B. Bản đồ số
C
C. Bản đồ tự nhiên
D
D. Bản đồ quân sự
14
Câu 14: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía nào?
A
A. Tây
B
B. Đông
C
C. Bắc
D
D. Nam
15
Câu 15: Nhận định nào không đúng với bản đồ số?
A
A. Là một tập hợp có tổ chức
B
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ
C
C. Rất thuận lợi trong sử dụng
D
D. Mất nhiều chi phí lưu trữ
16
Câu 16: Ưu điểm lớn nhất của GPS là gì?
A
A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
B
B. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng
C
C. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng
D
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng
17
Câu 17: Nhận định nào không đúng với GPS và bản đồ số?
A
A. Được sử dụng phổ biến trong đời sống
B
B. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì
C
C. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự
D
D. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí
18
Câu 18: Hệ thống định vị toàn cầu có tên viết tắt là gì?
A
A. GPS
B
B. GPRS
C
C. GSO
D
D. VPS
19
Câu 19: Muốn biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
A
A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu
B
B. những mũi khoan sâu trong lòng đất
C
C. sự thay đổi của các sóng địa chấn
D
D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất
20
Câu 20: Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp nào?
A
A. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti
B
B. nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa
C
C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương
D
D. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương
21
Câu 21: Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là bao nhiêu?
A
A. 90km
B
B. 70km
C
C. 30km
D
D. 50km
22
Câu 22: Phát biểu nào đúng với lớp Manti dưới?
A
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn
B
B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km
C
C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
D
D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
23
Câu 23: Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và yếu tố nào sau đây?
A
A. nhân trong của Trái Đất
B
B. phần dưới của lớp Manti
C
C. nhân ngoài của Trái Đất
D
D. phần trên của lớp Manti
24
Câu 24: Nêu các thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất?
A
A. magiê và silic
B
B. sắt và niken
C
C. sắt và nhôm
D
D. silic và nhôm
25
Câu 25: Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào những yếu tố nào?
A
A. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó
B
B. độ cao và độ to nhỏ của Mặt trời ở nơi đó
C
C. độ cao của mặt Trời tại địa phương đó
D
D. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó
26
Câu 26: Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A
A. 22/6
B
B. 21/3
C
C. 22/12
D
D. 23/9
27
Câu 27: Hiện tượng nào là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A
A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
B
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời
C
C. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau
D
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
28
Câu 28: Giờ mặt trời còn được gọi là giờ gì?
A
A. GMT
B
B. khu vực
C
C. địa phương
D
D. múi
29
Câu 29: Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Bắc bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa nào trong năm?
A
A. đông và xuân
B
B. thu và đông
C
C. xuân và hạ
D
D. hạ và thu
30
Câu 30: Nguyên nhân nào làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?
A
A. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc
B
B. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian
C
C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm
D
D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian
31
Câu 31: Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
A
A. 5
B
B. 8
C
C. 7
D
D. 6
32
Câu 32: Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối của thuyết nào?
A
A. thuyết Căng - Laplat
B
B. thuyết Bic Bang
C
C. thuyết Ôttô -Xmit
D
D. thuyết “lục địa trôi”
33
Câu 33: Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào là mảng kiến tạo lớn?
A
A. Nam Mĩ
B
B. Ca-ri-bê
C
C. Phi-lip-pin
D
D. Cô-cốt
34
Câu 34: Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào dưới đây?
A
A. Nam Cực
B
B. Phi
C
C. Âu-Á
D
D. Bắc Mĩ
35
Câu 35: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào?
A
A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
B
B. Mảng Phi, mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Cô-cốt
C
C. Mảng Âu-Á mảng Thái Bình Dương, mảng Nam cực, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
D
D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
36
Câu 36: Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?
A
A. Địa hào
B
B. Thung lũng
C
C. Nếp uốn
D
D. Hẻm vực
37
Câu 37: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào?
A
A. Bão, lụt và hạn hán
B
B. Nâng lên, hạ xuống
C
C. Uốn nếp hoặc đứt gãy
D
D. Biển tiến và biển thoái
38
Câu 38: Các quá trình ngoại lực bao gồm có những quá trình nào?
A
A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ
B
B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
C
C. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ
D
D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ
39
Câu 39: Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có yếu tố nào?
A
A. các địa hình núi cao và nhiều sông suối
B
B. sự biến động của sinh vật và con người
C
C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật
D
D. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ
40
Câu 40: Ngoại lực có nguồn gốc từ đâu?
A
A. bên ngoài Trái Đất
B
B. bên trong Trái Đất
C
C. nhân của Trái Đất
D
D. bức xạ của Mặt Trời
00
:
00
:
00
Submit
Thứ tự câu hỏi
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lý lớp 10 online - Mã đề 08