Đề thi thử học kỳ 2 môn Địa Lí lớp 11 online - Mã đề 12
Đề thi thử học kỳ 2 môn Địa Lí lớp 11 online - Mã đề 12
Progress:
0%
0%
Previous
Next
Đề thi thử học kỳ 2 môn Địa Lí lớp 11 online - Mã đề 12
Group 1
Hai cột
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
1
Câu 1: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào?
A
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
2
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A
A. Địa hình bị chia cắt mạnh.
B
B. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
C
C. Có rất nhiều núi lửa và đảo.
D
D. Nhiều đồng bằng châu thổ.
3
Câu 3: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển?
A
A. Thái Lan.
B
B. Ma-lai-xi-a.
C
C. Mi-an-ma.
D
D. Lào.
4
Câu 4: Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm bao nhiêu?
A
A. 1992.
B
B. 1985.
C
C. 1986.
D
D. 1995.
5
Câu 5: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương lớn nào?
A
A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
B
B. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
C
C. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
D
D. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
6
Câu 6: Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là gì?
A
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
B
B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
C
C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
D
D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
7
Câu 7: Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nào sau đây?
A
A. Ôn đới gió mùa.
B
B. Nhiệt đới gió mùa.
C
C. Cận xích đạo.
D
D. Cận nhiệt đới.
8
Câu 8: Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với trồng cây nào?
A
A. trồng lúa nước.
B
B. trồng cây ăn quả.
C
C. trồng cây công nghiệp.
D
D. trồng cây rau, đậu.
9
Câu 9: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng như thế nào?
A
A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III
B
B. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
C
C. Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
D
D. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III
10
Câu 10: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nào đang trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?
A
A. Công nghiệp dệt may, da giày
B
B. Công nghiệp khai thác than và kim loại
C
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô và thiết bị điện tử
D
D. Công nghiệp hàng không – vũ trụ
11
Câu 11: Nông sản nào dưới đây của Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới (2004)?
A
A. Bông(sợi).
B
B. Hồ tiêu.
C
C. Cà phê.
D
D. Mía.
12
Câu 12: Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế từ năm bao nhiêu?
A
A. 1978.
B
B. 1986.
C
C. 1994.
D
D. 1949.
13
Câu 13: Phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội của Trung Quốc phát triển mạnh ở khu vực nào?
A
A. miền lãnh thổ phía Đông, đặc biệt vùng ven biển.
B
B. vùng Đông Bắc.
C
C. miền Nam và Đông Nam.
D
D. miền lãnh thổ phía Tây.
14
Câu 14: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A
A. Điện, luyện kim, cơ khí.
B
B. Điện, chế tạo máy, cơ khí chính xác.
C
C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
D
D. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động.
15
Câu 15: Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc với các nước là gì?
A
A. chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
B
B. chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C
C. chủ yếu là núi và cao nguyên.
D
D. chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
16
Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai về các quốc gia và khu vực?
A
A. Liên Bang Nga là quốc gia có diện tích rộng nhất thế giới.
B
B. Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á.
C
C. Khu vực Tây Nam Á chiếm trên 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.
D
D. Hầu hết các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ, quy mô dân số lớn.
17
Câu 17: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đâu?
A
A. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn
B
B. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa
C
C. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn
D
D. Phía Tây Bắc của miền Đông
18
Câu 18: Lợn được nuôi chủ yếu ở đâu của Trung Quốc?
A
A. Miền Tây
B
B. Phía Bắc
C
C. Đồng bằng phía Đông
D
D. Phía Nam
19
Câu 19: Nông phẩm nào của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A
A. Lương thực, bông, thịt lợn
B
B. Lúa mì, ngô, củ cải đường
C
C. Lúa mì, lúa gạo, bông
D
D. Lương thực, mía, chè
20
Câu 20: Kiểu khí hậu nào phổ biến ở miền Tây Trung Quốc?
A
A. Cận nhiệt Địa Trung Hải
B
B. Cận nhiệt đới gió mùa
C
C. Ôn đới lục địa
D
D. Ôn đới gió mùa
21
Câu 21: Diện tích rộng nhất, dân số đông, kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế của Nhật Bản đó là vùng kinh tế đảo?
A
A. Hô-cai-đô.
B
B. Xi-cô-cư.
C
C. Hôn - su.
D
D. Kiu-xiu.
22
Câu 22: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản như thế nào?
A
A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B
B. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
C
C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D
D. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
23
Câu 23: Dịch vụ chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản.
A
A. 58%
B
B. 30%
C
C. 68%
D
D. 48%
24
Câu 24: Ngành giao thông vận tải nào của Nhật Bản có vị trí quan trọng trên thế giới?
A
A. Đường bộ.
B
B. Đường sắt.
C
C. Đường biển.
D
D. Đường hàng không.
25
Câu 25: Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều giúp Nhật Bản trồng loại cây chính nào sau đây?
A
A. Lúa gạo.
B
B. Cà phê.
C
C. Khoai tây.
D
D. Dâu tằm.
26
Câu 26: Nhận xét không đúng về GDP của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2004 là gì?
A
A. Lớn hơn Hoa Kì.
B
B. Lớn hơn Nhật Bản.
C
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
D
D. Nhỏ hơn Hoa Kì và Nhật Bản Cộng lại.
27
Câu 27: Vùng nào có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt?
A
A. Xi-cô-cư.
B
B. Hôn-su.
C
C. Hô-cai-đô.
D
D. Kiu-xiu.
28
Câu 28: Tiềm năng lớn nhất để Nhật Bản phát triển mạnh ngành khai thác hải sản là gì?
A
A. có cơ sở vật chất, trình độ KHKT cao.
B
B. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
C
C. có nhiều ngư trường rộng lớn.
D
D. có nghề truyền thống đánh bắt lâu đời.
29
Câu 29: Những năm 1973-1974 và 1979-1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do đâu?
A
A. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
B
B. khủng hoảng tài chính.
C
C. thiên tai, động đất, sóng thần xảy ra nhiều.
D
D. sức mua thị trường giảm.
30
Câu 30: Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào yếu tố nào?
A
A. kĩ thuật cao.
B
B. tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
C
C. tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu.
D
D. tận dụng tối đa sức lao động.
31
Câu 31: Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm các khu vực nào?
A
A. toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.
B
B. toàn bộ phần Bắc Á.
C
C. phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
D
D. toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
32
Câu 32: Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Đông là địa hình như thế nào?
A
A. đồng bằng và vùng trũng.
B
B. núi và cao nguyên.
C
C. đồi núi thấp và vùng trũng.
D
D. đồng bằng và đồi núi thấp.
33
Câu 33: Đặc điểm đồng bằng Đông Âu như thế nào?
A
A. Đồng bằng thấp, xen kẽ nhiều đồi núi, đất đai màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi
B
B. Đồng bằng thấp, xen kẽ nhiều đồi núi, đất đai màu mỡ, thích hợp trồng cây công nghiệp, thực phẩm và chăn nuôi
C
C. Đồng bằng tương đối cao, xen kẽ nhiều đồi thấp, đất đai màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi
D
D. Đồng bằng tương đối cao, xen kẽ nhiều đồi thấp, đất đai màu mỡ, thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi
34
Câu 34: Đặc điểm nào không đúng về xã hội, khoa học, kĩ thuật của Liên Bang Nga?
A
A. Trình độ học vấn khá cao
B
B. Có nhiều công trình khoa học có giá trị lớn
C
C. Đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản
D
D. Là nước thứ hai trên thế giới đưa con người lên vũ trụ
35
Câu 35: Tại sao nói Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết?
A
A. Liên Bang Nga là thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc
B
B. Liên Bang Nga là thành viên có diện tích lớn nhất trong Liên bang Xô viết
C
C. Liên Bang Nga có số dân nhất, trình độ học vấn cao nhất trong Liên bang Xô viết
D
D. Liên Bang Nga là thành viên có nhiều thành tự trong các ngành khoa học nhất
36
Câu 36: Đặc điểm nào không đúng về nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc của Liên Bang Nga?
A
A. Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền kinh tế LB Nga vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên
B
B. Liên Bang Nga nằm trong nhóm NICs
C
C. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện
D
D. Trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga vẫn còn gặp nhiều khóa khăn như phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám…
37
Câu 37: Phần lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga có đặc điểm khí hậu nào?
A
A. Khí hậu ôn đới
B
B. Khí hậu cận cực
C
C. Khí hậu cận nhiệt
D
D. Khí hậu nhiệt đới
38
Câu 38: Bốn vùng kinh tế quan trọng của nước Liên Bang Nga không bao gồm vùng nào sau đây?
A
A. Vùng Trung Ương
B
B. Vùng Đông Âu
C
C. Vùng trung tâm đất đen
D
D. Vùng viễn Đông
39
Câu 39: Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga là gì?
A
A. khai thác vàng, kim cương
B
B. Sản xuất điện
C
C. Dầu khí
D
D. Nguyên tử
40
Câu 40: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới ở Liên Bang Nga có tên là gì?
A
A. Biển Aran
B
B. Hồ Baican
C
C. Hồ Bankhat
D
D. Ngũ Hồ
00
:
00
:
00
Submit
Thứ tự câu hỏi
Đề thi thử học kỳ 2 môn Địa Lí lớp 11 online - Mã đề 12