Feedback for me
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 04
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 04
Progress:
0%
0%
Previous
Next
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 04
Group 1
Hai cột
Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài.
1
Câu 1: Đặc điểm đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là gì?
A
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
B
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
C
C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
D
D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
2
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi yếu tố nào?
A
A. vị trí địa lí
B
B. vai trò của biển Đông
C
C. sự hiện diện của các khối khí
D
D. hình dạng lãnh thổ
3
Câu 3: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây không thuộc chín hệ thống sông lớn của nước ta?
A
A. Sông Hồng
B
B. Sông Mã
C
C. Sông Thu Bồn
D
D. Sông Gianh
4
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng
B
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm
D
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố
5
Câu 5: Vị trí địa lí của nước ta như thế nào?
A
A. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B
B. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
C
C. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
D
D. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
6
Câu 6: Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta là gì?
A
A. Hoạt động của gió mùa
B
B. Ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn
C
C. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
D
D. Địa hình 3/4 là đồi núi
7
Câu 7: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là gì?
A
A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông
B
B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi
C
C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp
D
D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi
8
Câu 8: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì, nước ta có địa hình như thế nào?
A
A. có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ
B
B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
C
C. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa
D
D. trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt
9
Câu 9: Biển Đông là biển bộ phận của đại dương nào?
A
A. Ấn Độ Dương
B
B. Thái Bình Dương
C
C. Đại Tây Dương
D
D. Bắc Băng Dương
10
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào sau đây?
A
A. Thanh Hóa
B
B. Quảng Bình
C
C. Lâm Đồng
D
D. Nghệ An
11
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A
A. Hẹp ngang
B
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn
D
D. Được hình thành chủ yếu do các sông bồi đắp
12
Câu 12: Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố nào?
A
A. địa hình
B
B. đất
C
C. khí hậu
D
D. nguồn nước
13
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?
A
A. Lạng Sơn
B
B. Hà Nội
C
C. Thừa Thiên – Huế
D
D. TP. Hồ Chí Minh
14
Câu 14: Thành phần tự nhiên nào không có sự thay đổi theo đai cao?
A
A. Khí hậu
B
B. Sông ngòi
C
C. Thổ nhưỡng
D
D. Sinh vật
15
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào?
A
A. Ninh Thuận
B
B. Khánh Hòa
C
C. Đà Nẵng
D
D. Quảng Ngãi
16
Câu 16: Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
A
A. mưa lớn, triều cường
B
B. mưa tập trung vào một mùa
C
C. đồng bằng thấp trũng
D
D. không có đê ngăn lũ
17
Câu 17: Nguồn hải sản nước ta bị suy giảm rõ rệt là do đâu?
A
A. sự khai thác quá mức
B
B. ảnh hưởng của thiên tai
C
C. sự bùng phát các loại dịch bệnh
D
D. sử dụng các chất hóa học trong khai thác
18
Câu 18: Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan tiêu biểu cho loại địa hình?
A
A. đồng bằng và ven biển, đảo
B
B. đồi núi và trung du
C
C. phần lãnh thổ phía Bắc
D
D. phần lãnh thổ phía Nam
19
Câu 19: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là gì?
A
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam
B
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
C
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam
D
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn
20
Câu 20: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
A
A. than đá, apatit
B
B. đá vôi, quặng sắt
C
C. dầu khí, bôxit
D
D. thiếc, đá vôi
21
Câu 21: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
A
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
B
B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương
C
C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương
D
D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương
22
Câu 22: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là gì?
A
A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
B
B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy và thềm lục địa
C
C. Đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế
D
D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở và đặc quyền kinh tế
23
Câu 23: Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng nào?
A
A. Thềm lục địa
B
B. Tiếp giáp lãnh hải
C
C. Vùng đặc quyền kinh tế
D
D. Nội thủy
24
Câu 24: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ đâu?
A
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều
B
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp
C
C. Ảnh hưởng của gió Tín Phong
D
D. Tiếp giáp với Biển Đông
25
Câu 25: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là gì?
A
A. Vùng trung tâm có các dãy núi thấp với độ cao trung bình
B
B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam
C
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên đá vôi
D
D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ
26
Câu 26: Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do đâu?
A
A. gần đường hàng hải, hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước
B
B. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước
C
C. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước
D
D. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông
27
Câu 27: Tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi nước ta dựa vào yếu tố nào?
A
A. nguồn khoáng sản dồi dào
B
B. tiềm năng thủy điện lớn
C
C. phong cảnh đẹp, mát mẻ
D
D. địa hình đồi núi thấp
28
Câu 28: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là gì?
A
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B
B. dãy Hoành Sơn
C
C. sông Cả
D
D. dãy Bạch Mã
29
Câu 29: Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
A
A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan
B
B. không có các sơn nguyên bóc mòn
C
C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam
D
D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam
30
Câu 30: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở đặc điểm gì?
A
A. Khoáng sản biển
B
B. Thiên tai vùng biển
C
C. Thành phần loài sinh vật biển
D
D. Các dạng địa hình ven biển
31
Câu 31: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do đâu?
A
A. Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu
B
B. Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển
C
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
D
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
32
Câu 32: Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình nào?
A
A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du
B
B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ
C
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D
D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn
33
Câu 33: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là gì?
A
A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu
B
B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên
C
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực
D
D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra
34
Câu 34: Nam Bộ có điều kiện phát triển ngành du lịch biển quanh năm là do đâu?
A
A. có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm
B
B. chịu ảnh hưởng mạnh của bão, sạt lở bờ biển
C
C. nắng nóng quanh năm, chính quyền khuyến khích phát triển
D
D. điều kiện khí hậu lí tưởng và có nhiều bãi tắm đẹp
35
Câu 35: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động nào?
A
A. công nghiệp
B
B. dịch vụ
C
C. nông nghiệp
D
D. giao thông vận tải
36
Câu 36: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là gì?
A
A. hình dáng và lãnh thổ địa hình
B
B. khí hậu và địa hình
C
C. hình dáng và khí hậu
D
D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng
37
Câu 37: Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì sao?
A
A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam
B
B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam
C
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc
D
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam
38
Câu 38: Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông ra sao?
A
A. đến muộn nhưng rất lạnh
B
B. đến sớm nhưng bớt lạnh
C
C. lạnh và kéo dài
D
D. khô, ẩm và ngắn
39
Câu 39: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do đâu?
A
A. vị trí nằm gần xích đạo
B
B. không có gió mùa Đông Bắc
C
C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn
D
D. không có núi cao trên 2600m
40
Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nước ta là gì?
A
A. Tình trạng khai thác quá mức
B
B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu
C
C. Hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài
D
D. Môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm
00
:
00
:
00
Submit
Thứ tự câu hỏi
Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 04